Tìm hiểu về các loại Quạt tăng áp cầu thang bộ thoát nạn

Tìm hiểu về các loại Quạt tăng áp cầu thang bộ thoát nạn

Tại sao phải dùng cảm biến chênh áp cầu thang ?

Quy định Quạt tăng áp cầu thang

Tại mỗi nước đều có quy định riêng về thiết kế Quạt tăng áp cho nhà cao tầng . quạt tăng áp bộ thoát nạn Tại Việt Nam tiêu chuẩn được ban hành năm 1996 ( TCVN 6160 : 1996 Phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng – yêu cầu thiết kế – Điều 11: Thông gió và hút khói ), hoặc có thể áp dụng theo tiêu chuẩn BS 5588:1978; BS 5588:1998; CP 13; ASHRAE Standard 15- 2007, BS EN 12101-6:2005….

Ngoài ra còn có quy định đo áp suất mở của và vận tốc gió qua cửa . Để đo được các áp suất mở cửa hay chênh áp chúng ta đều phải dùng tới cảm biến chênh áp cầu thang .

Các loại cầu thang và buồng thang bộ được minh họa như hình trên. Trong đó:

1 – Cầu thang bộ loại 1 (cầu thang kín, trong nhà): Cầu thang bên trong nhà, được bao bọc kín bởi kết cấu buồng thang và cửa ra vào có khả năng chịu lửa (ngăn cháy). Tường phía ngoài có thể có lỗ mở.

2- Cầu thang bộ loại 2 (cầu thang bộ hở, trong nhà): Cầu thang bên trong nhà, không được bao bọc kín bởi kết cấu buồng thang, không gian cầu thang thông với các không gian khác của nhà.

3- Cầu thang bộ loại 3 (cầu thang bộ hở, ngoài nhà): Cầu thang nằm phía ngoài nhà và không có buồng thang.

4- Buồng thang bộ loại L1: Kết cấu bao bọc cầu thang bộ trong nhà, có khả năng chịu lửa (ngăn cháy), có lỗ mở lấy ánh sáng ở tường ngoài trên mỗi tầng.

5- Buồng thang bộ loại L2: Kết cấu bao bọc cầu thang bộ trong nhà, có khả năng chịu lửa (ngăn cháy), có lỗ mở lấy ánh sáng từ trên mái của buồng thang.

c) Các loại buồng thang bộ không nhiễm khói:

+ N1 – có lối vào buồng thang từ mỗi tầng đi qua khoảng thông thoáng bên ngoài nhà theo một lối đi hở (khoảng thông thoáng này thường ở dạng logia hoặc ban công). Lối đi qua khoảng thông thoáng này không được nhiễm khói;

+ N2 – có áp suất không khí dương tcvn tăng áp cầu thang (áp suất không khí trong buồng thang cao hơn bên ngoài buồng thang) trong buồng thang khi có cháy;

+ N3 – có lối vào buồng thang từ mỗi tầng đi qua khoang đệm có áp suất không khí dương(áp suất không khí dương trong khoang đệm là thường xuyên hoặc khi có cháy).

Quá trình thoát nạn phải đảm bảo để người sử dụng từ bên trong có thể di chuyển đến một khu vực an toàn nằm bên ngoài ngôi nhà đang xảy ra sự cố cháy. Đối với các công trình nhà nhiều tầng thì không thể tránh khỏi việc sử dụng cầu thang bộ làm một phần của đường thoát nạn để đảm bảo sự di chuyển theo phương đứng từ trên cao xuống.

http://hutbuicongnghiep.vn/vai-tro-cua-quat-tang-ap-cau-thang-bo-thoat-nan-trong-pccc.html

Leave a Comment

Your email address will not be published.