Hệ thống xử lý khí thải

Hệ thống xử lý khí thải

Hệ thống xử lý khí thải là quá trình xử lý lượng khí thải thoát ra từ các nhà máy, xí nghiệp trong quá trình hoạt động. Tùy vào đặc tính sản xuất của từng nhà máy mà khí thải thoát ra môi trường có các thành phần và tính chất khác nhau. Các chất thường gặp trong khí thải ngành công nghiệp là H2S, SO2, CO2, Tro bụi từ quá trình đốt nhiên liệu (tại các nhà máy nhiệt điện, lò đốt than, đốt gạch) hoặc bụi từ các nhà máy sản xuất xi măng…

Dựa vào tính chất và thành phần của khí thải thoát ra của từng đơn vị mà ta có phương án phù hợp để xử lý triệt để nguồn khí gây ô nhiễm này.

Được hình thành và phát triển bởi những chuyên gia có trình độ chuyên sâu, kiến thức và tâm huyết với ngành môi trường.

Đội ngũ kỹ sư tư vấn và thiết kế cũng như thi công, vận hành tại cơ điện nhà thầu cơ điện VATO được đào tạo kỹ thuật bài bản, có kinh nghiệm thực hiện nhiều dự án lớn, lòng đam mê nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm, tâm với nghề có thể thực hiện và kiến nghị những biện pháp để xử lý môi trường tốt nhất đảm bảo hiệu quả sử dụng cao với chi phí vận hành tiết kiệm nhất theo đúng quy định của luật pháp.

Không ngừng cải tiến, nghiên cứu để tạo ra những đột phá trong công nghệ của hệ thống xử lý khí thải cũng như hệ thống xử lý nước thải.

Văn hóa doanh nghiệp xuyên suốt là không ngừng đổi mới để phát triển, chúng tôi nỗ lực tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế chất lượng, đáp ứng xu thế phát triển theo yêu cầu ngày càng khắt khe của quản lý, từ đó góp phần cải thiện môi trường sống và nâng cao chất lượng đời sống con người.

Có văn phòng trải dài Bắc và Nam, hỗ trợ ở mọi thời điểm khi doanh nghiệp cần luôn đáp ứng được tiến độ về thời gian và tối ưu chi phí cho doanh nghiệp.

Hỗ trợ đa lĩnh vực cho doanh nghiệp, hướng dẫn các hồ sơ pháp lý đi kèm.

Công nghệ xử lý khí thải

Tháp rửa khí được cấu tạo: gồm một cấu kiện hình trụ tròn hoặc chữ nhật bên trong có chứa một lớp đệm bằng vật liệu rỗng và trong quá trình hoạt động được tưới nước. Lớp vật liệu rỗng thường dùng là các loại khâu có hình dạng khác nhau làm bằng kim loại màu, sứ, nhựa.

Nguyên lý hoạt động: Khí đi từ dưới lên xuyên qua lớp vật liệu rỗng, khi tiếp xúc với bề mặt ướt của lớp vật liệu rỗng thành phần ô nhiễm ở dạng rắn sẽ bị giữ lại còn khí sạch thoát ra ngoài. Phần cặn rắn bị nước cuốn trôi xuống thùng chứa và được xả định kỳ dưới dạng bùn. Lớp vật liệu sẽ được rửa định kỳ nhằm chống hiện tượng tắc nghẽn dòng khí.

Nhược điểm của loại thiết bị này là khi hoạt động với vận tốc khí cao thì thiết bị này sẽ bị hiện tượng nước bị thổi ngược trở lên và có thể tràn vào đường ống thoát khí sạch.

Hấp phụ là quá trình phân ly khí dựa trên sự hấp phụ của một số chất hấp phụ đối với chất ô nhiễm có trong khí thải. Trong quá trình này các phân tử chất khí ô nhiễm trong khí thải bị giữ lại trên bề mặt của vật liệu hấp phụ.

Quá trình hấp phụ còn được sử dụng rộng rãi để khử ẩm trong không khí hoặc trong môi trường khí nói chung, khử khí độc hại và mùi trong khí thải, thu hồi các loại hơi, khí có giá trị lẫn trong không khí hoặc trong khí thải.

Phần lớn các chất ô nhiễm có mùi khó chịu đều cháy được hoặc bị oxi hóa về mặt hoá học để biến thành chất ít có mùi hơn khi phản ứng với oxi ở nhiệt độ thích hợp.

Một số các loại công nghệ như công nghệ khai thác và lọc dầu thải ra rất nhiều khí cháy được kể cả những chất hữu cơ rất độc hại. Phương pháp xử lý hiệu quả và an toàn nhất cho trường hợp này là thiêu đốt bằng ngọn lửa trực tiếp, thiêu đốt ngay bên trong ống khói hoặc buồng đốt riêng biệt.

Một số các hơi, khí hữu cơ nếu thải trực tiếp vào môi trường sẽ gây phát sinh mùi hôi thối và quá trình thiêu đốt có tác dụng phân huỷ rất hiệu quả các loại chất này. Tuy nhiên nhược điểm của công nghệ này là chi phí đầu tư và vận hành lớn.

Hình ảnh dự án